Điều hoà nhiệt độ trên ô tô là một thành phần quan trọng đem lại sự thoải mái cho hành khách, đặc biệt là ở những nước nhiệt đới với khí hậu nóng như Việt Nam.
Mặc dù các nhà sản xuất xe hơi đang liên tục cải tiến hệ thống kiểm soát nhiệt độ trong xe, nhưng vẫn có một số mẹo mà người lái có thể thực hiện để điều hoà (A/C) luôn hoạt động hiệu quả.
Bài viết này sẽ đề cập đến các vấn đề thường gặp của máy lạnh ô tô, cùng với các mẹo và thông tin khi bảo dưỡng thiết bị này.
1. Theo dõi nhiệt độ động cơ trên đường dốc.
Nếu tài xế đang đi lên dốc với chiếc xe chở đầy người và đồ, hãy để ý đến nhiệt độ động cơ. Sự quá tải của động cơ có thể khiến chất làm mát điều hoà trở nên quá nóng. Nếu điều này xảy ra, các chuyên gia khuyên người lái hãy tăng hết nhiệt độ lên trong vài phút để giảm bớt gánh nặng cho hệ thống làm mát của ô tô.
2. Giữ cho cửa gió dưới kính chắn gió khô ráo và sạch sẽ
Nguyên nhân phổ biến khiến nấm mốc xâm nhập vào hệ thống điều hoà không khí là do nước, bụi bẩn, tuyết hoặc hơi ẩm xâm nhập vào đáy kính chắn gió. Đây là vị trí tối ưu để hút gió điều hòa ô tô nhưng cũng là nơi tồi tệ nhất để hơi ẩm và các mảnh vụn tụ lại và xâm nhập vào máy điều hòa không khí, tạo ra nấm mốc. Tài xế nên thường xuyên làm sạch bằng cách sử dụng máy hút để hút sạch nước, bụi bẩn hoặc lá cây tích tụ ở đó.
3. Khi phát hiện ra mùi lạ, hãy hành động ngay lập tức.
Những mùi lạ và nguồn gốc của chúng có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Nhiều loại mùi có thể do chủ xe trước đây là người hút thuốc hoặc người để mùi vật nuôi tích tụ. Trong những trường hợp này, chuyên gia nói rằng đặt vỏ cam trên sàn xe trong vài ngày sẽ giúp ích. Các lựa chọn khác là xịt chất khử mùi như Ozium vào lỗ thông hơi hoặc thay bộ lọc điều hòa không khí.
Nhưng có một số mùi cần lưu ý có thể là khởi đầu của vấn đề nghiêm trọng hơn:
– Mùi ẩm mốc: Mùi mốc có thể do nấm mốc đã xâm nhập vào trong dàn bay hơi bên trong hệ thống làm mát. Một cách để giải quyết vấn đề này đó là bật máy sưởi ở nhiệt độ cao một lúc để làm khô dàn bay hơi / lõi sưởi.
– Mùi ngọt: có thể có nghĩa là chất chống đông bị rò rỉ. Một thợ cơ khí chuyên nghiệp có thể chạy chương trình kiểm tra rò rỉ để xác nhận vấn đề và đưa ra các tùy chọn dịch vụ.
– Mùi gas: Khi bạn ngửi thấy khí gas phát ra từ thiết bị A/C của mình, điều đó có thể cho thấy có sự rò rỉ khí gas, rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nó cũng có thể có nghĩa là nắp gas của bạn không an toàn hoặc bị lỗi. Dù bằng cách nào, hãy giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
4. Luôn luôn đọc hướng dẫn sử dụng để hiểu về hệ thống làm mát trên ô tô
Hãy nhớ đọc phần về máy lạnh ô tô để có thể tìm hiểu một vài điều hữu ích. Ví dụ, người dùng nên sử dụng chất chống đông màu xanh lá cây hay màu đỏ cho xe? Họ sẽ cần liên hệ ai nếu có thông báo thu hồi xe trong năm / sản xuất / mẫu xe? Những thứ này có thể rất hữu ích khi người dùng gặp những lỗi vặt. Tìm hiểu tất cả các dữ kiện trước khi gặp chuyên gia sửa chữa.
5. Thêm hạng mục kiểm tra điều hòa không khí vào lịch trình bảo dưỡng ô tô định kỳ
Nhiều chuyên gia khuyên chủ xe nên kiểm tra điều hòa hàng năm. Hệ thống này thường phải tiếp xúc với nhiệt từ động cơ, chấn động từ các mảnh vỡ trên đường và các khúc cua, vì vậy mọi thứ thường có thể xảy ra sai sót. Những lợi ích của việc luôn bảo dưỡng A/C bao gồm cải thiện khả năng tiết kiệm xăng cung như tăng sự thoải mái cho những người đang ngồi trên xe.
6. Thay bộ lọc điều hòa khi cần thiết
Hầu hết ô tô hiện nay đều có bộ lọc điều hòa không khí, thường nằm sau ngăn đựng găng tay, là thứ mà người sử dụng có thể tự thay thế. Nếu công tơ mét hiển thị xe đã chạy được 24.000 km đến 48.000 km, có thể đã đến lúc người lái phải thay bộ lọc. Lợi ích của việc thay bộ lọc bao gồm luồng không khí mạnh hơn, ít mùi khó chịu hơn và ít bụi bám trên bề mặt nội thất của xe.
7. Tuân theo trình tự: Mở cửa số, lái xe sau đó bật điều hòa
Các chuyên gia khuyên người dùng nên mở cửa sổ ô tô một chút trước khi chạy máy lạnh. Theo khuyến nghị, hãy bắt đầu lái xe trước khi bật điều hòa để tăng tuổi thọ của thiết bị này. Về cơ bản, nguyên tắc là tránh ngồi không tải trong thời gian dài với điều hòa không khí hoạt động. Điều này sẽ giúp giảm áp lực và tăng độ bền của A/C.
8. Sử dụng chế độ lấy gió tươi tùy thời điểm
Nhiều người có thể bối rối khi lựa chọn giữa hai chế độ này. Một là để tuần hoàn không khí, và một mang không khí bên ngoài vào trong xe. Kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng không khí sẽ không trong lành khi đi sau xe tải chạy bằng động cơ diesel hoặc trong khu vực thành phố nhiều khói bụi. Nhưng hãy nhớ rằng không khí bên trong cũng có thể trở nên kém chất lượng khi tài xế chỉ sử dụng nút tuần hoàn. Vì vậy, cần sử dụng chế độ lấy gió tươi một cách hiệu quả để giữ không khí trong xe luôn sạch sẽ.
9. Chạy điều hòa ở chế độ rã đông
Theo các chuyên gia, chế độ rã đông trong ô tô không chỉ giúp lấy đi sương giá từ cửa sổ. Nó còn ngăn ngừa nấm mốc và làm sạch hơi ẩm bên trong thiết bị điều hòa không khí. Thực hiện cách này khoảng 5 đến 10 phút mỗi tuần một lần có thể giúp chủ xe tránh được nấm mốc và các mùi khó chịu khác trong xe.
10. Giữ điều hòa ở mức lạnh nhất khi sử dụng và điều chỉnh quạt cho phù hợp
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng việc chọn nhiệt độ thấp nhất của điều hòa không khí sẽ hiệu quả hơn cho hệ thống làm mát và tiết kiệm nhiên liệu. Lý do là vì hầu hết các hệ thống làm mát chỉ làm mát cabin 30 độ và sau đó dừng lại. Nếu nhiệt độ đạt đến điểm đó, sau đó người lái đặt nhiệt độ cao hơn, họ cũng sẽ đông thời kích hoạt lò sưởi. Điều này khiến cả hai chức năng làm lạnh và làm nóng cũng hoạt động, gây ra căng thẳng cho hệ thống và sử dụng nhiều nhiên liệu hơn. Thay vào đó, hãy đặt quạt A/C ở mức thấp và xoay các lỗ thông hơi ra xa nếu thấy quá lạnh.
Cảm biến chân ga Topspeed – giải pháp tốc độ cho mọi dòng xe được phân phối bởi công ty Total.